TRẢM HỒ CHÍ MINH KHÔNG NÊN DÙNG ĐAO ĐỒ LONG

Cách mạng cải cách ruộng đất

Cuộc cách mạng Cải Cách Ruộng Đất xảy ra tại Việt Nam từ ngày 2-3-1953 đến ngày 30-7-1956.  Chia ra làm 5 đợt . Tổng kết đã thực hiện tại 3.314 xã thuộc 22 tỉnh, trong 3 năm, gồm 2.435.518 gia đình với 10.699.504 nhân khẩu, tổng số cán bộ cải cách là 48.818 người.

Theo các nhân chứng thì mỗi xã phải tìm cho ra 5% địa chủ để giết.  So với 2 triệu 435 ngàn gia đình thì có thể suy ra 125 ngàn địa chủ bị giết;  nhưng thường thì người ta giết cả vợ chồng cho nên số người bị giết có thể lên tới 250 ngàn.

Ngoài địa chủ, còn có 14.908 cường hào bị giết.  Cường hào là công chức của chế độ cũ, đảng viên của các đảng phái không Cọng sản, lãnh đạo các tôn giáo.

Không khí đấu tố được nhà văn Vũ Thư Hiên ghi lại :

“Đêm đêm chúng tôi thao thức nghe trong mịt mùng những thôn xóm tối tăm tiếng loa hờ gọi nông dân vùng lên đánh đổ kẻ thù giai cấp.  Từ tinh mơ hàng đoàn người rầm rập trên các nẻo đường làng còn tối đất, khản tiếng hô vang những khẩu hiệu có mùi máu.  Dân chúng ùn ùn đổ về những sân đình, những bãi rộng, nơi sẽ diễn ra cuộc đấu tố bọn cường hào gian ác”…

“Đấu tố diễn ra liên miên, ngày một khốc liệt.  Người dân cày dung dị hôm trước, được Đảng phóng tay phát động, vụt trở thành hung tợn, mặt bừng bừng khoái trá trong niềm vui hành hạ đồng loại.  Tôi kinh hoàng nhìn cảnh tưởng không hiểu nổi:  nườm nượp lướt qua trước mắt tôi từng bầy đàn người bị kích thích bởi mùi máu, hăm hở đi dưới lá cờ đỏ sao vàng không phải để chiến đấu với quân xâm lược mà với chính đồng bào mình”…

Khí thế đấu tố được nhà thơ Tố Hữu cô đọng bằng thơ :

“Giết , giết nữa, bàn tay không phút nghĩ. Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong. Cho Đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng. Thờ Mao Chủ tịch, thờ Staline bất diệt”

Và nhà thơ Xuân Diệu :

“Anh em ơi!  Quyết chung lòng.  Đấu tranh tiêu diệt tàn hung kẻ thù.  Địa hào, đối lập ra tro.  Lưng chừng, phản động đến giờ tan xương.  Thắp đuốc cho sáng khắp đường.  Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay.  Lôi cổ bọn nó ra đây.  Bắt quỳ gục xuống đọa đày chết thôi”.

Sau khi nhân dân hai huyện Quỳnh Lưu và Đô Lương nổi loạn chống lại cải cách ruộng đất thì bác Hồ nhà ta mới cho ngưng đấu tố và lên đài phát thanh xin lỗi nhân dân ( có cả khóc ).  Dân chúng tin rằng vụ cải cách ruộng đất là do Trường Chinh chứ bác Hồ ngây thơ không hề biết bên dưới làm bậy.  Đến khi hay được bác ta vội cho ngưng ngay và cho sửa sai.

34 năm sau, ông Hoàng Tùng, Ủy viên Ban bí thư ĐCSVN viết hồi ký thú nhận bác Hồ Chí Minh có biết là oan nhưng vẫn cứ làm.  Thậm chí bác ta biết người đầu tiên bị giết làm thí điểm, bà Nguyễn Thị Năm, là người có công che giấu, nuôi dưỡng “cách mạng” nhưng bác ta vẫn cho thi hành.  Hoàng Tùng đổ là tại cố vấn TQ bắt phải giết chứ bác không muốn.  Hoàng Tùng cũng tiết lộ là đa số trong Ban chấp hành Trung ương nhất trí phải giết bà Năm làm thí điểm mặc dấu bà ta là người ơn của “cách mạng”.

Bài báo “Địa chủ ác ghê”

Và rồi 54 năm sau, có một Việt kiều tại Úc tên là Nguyễn Quang Duy đã cố công xét lại vụ Cải cách ruộng đất và ông ta phát hiện có một bài báo tựa là “Địa chủ ác ghê” được các cán bộ cải cách dùng làm tài liệu kinh điển để kích động dân chúng, bài báo kể rõ từng tội ác khủng khiếp của bà Nguyễn Thị Năm,  do chính mẹ con bà Năm thú nhận.

Theo bài báo thì bà Năm đã thú nhận :

* Năm 1944, giết chết 14 nông dân.  * Tra tấn, đánh đập hằng chục nông dân nay còn tàn tật.  * Làm chết 32 gia đình, gồm có 200 người-

* Năm 1945, đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền.  Cũng vì cho ăn đói, bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.

*Năm 1944-45, đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi, bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức, lại đánh dập không ngớt.  Chỉ mấy tháng 15 em đã bỏ mạng. 

*Tra tấn nông dân thiếu tô, thiếu nợ. Thí dụ:  * Trời rét, bắt nông dân cởi trần rồi dội nước lạnh vào người.  Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.  * Trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.  * Đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng, hộc máu. Bơm nước vào bụng rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.  * Đổ nước cá nước mắm làm cho nôn sặc lên.  * Lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt. 

* Trước tháng 8-1945 đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ.  Sau cách mạng tháng Tám đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến. 

Thấy được bài viết đó, ông Nguyễn Quang Duy bèn cố công tìm cho ra tay nào đã viết một bài bịa đặt gian ác đến như vậy.  So lại với hồi ký của Hoàng Tùng thì rõ ràng là Hồ Chí Minh biết trước bà Năm sẽ bị giết oan; vậy thì tại sao bài báo bịa đặt như thế mà bác không cấm?  Nếu bác ta cấm thì đâu đến nỗi hằng trăm ngàn người sau đó cũng bị giết oan một cách dã man.

Nhưng thật không ngờ, ông Duy tìm ra thủ phạm của bài bịa đặt lại chính là Hồ Chí Minh (!).  Ông Duy bèn đưa mọi việc ra trước công luận vào ngày 25-1-2007.

Trảm Hồ Chí Minh không nên dùng đao Đồ long

Tuy nhiên ông Nguyễn Quang Duy đã sơ hở trầm trọng khi kết thúc bài viết bằng câu : Bài viết này mong làm sáng tỏ, làm minh bạch một phần của quá khứ, không phải để gợi lại hận thù, mà để xây dựng con đường đi tới tránh xa những tội ác mà người đi trước như Hồ Chí Minh đã mắc phải”

Nghĩa là ông Duy không chém đứt đẩu ông Hồ Chí Minh bằng cách lật mặt gian tà của hắn ta trong vụ giết oan rồi vu oan cho con người ta.  Mà ông Duy đã hành sử theo lối quân tử Tàu, ông không muốn chém người đã chết, mà ông chỉ chém những tội ác của những người “như Hồ Chí Minh”.

Như vậy là ông Hồ Chí Minh lại mọc ra cái đầu khác, người đời đọc lời kết luận Nguyễn Quang Duy thì nghĩ rằng có lẽ không phải là Hồ Chí Minh viết, có lẽ lời thú nhận của bà Năm là có thật nhưng chỉ cần có thật 1 phần trăm thì bà ta chết cũng là đáng đời rồi.

Người viết bài này cũng không khá gì hơn ông Duy.  Sau khi đọc được khám phá của ông Duy, người viết đã đưa chi tiết động trời này vào sách “Bối Cảnh Lịch Sử Chính Trị Việt Nam Cận Đại và Hiện Đại”, trong trang 804 của quyển thượng :

Giết người có công, có ơn với mình;  rồi lại viết bài vu oan hạ nhục người ta, gán cho người ta những thứ tội không bao giờ có;  lại còn nói rằng người ta đã nhận hết tội lỗiQuả thật ông Hồ Chí Minh mới xứng đáng với cụm từ “tuyệt vô nhân đạo”.

Thực ra đây là hành động lưu manh, còn gian ác hơn là vô nhân đạo;  nhưng người viết đã quân tử Tàu nên chỉ tạm gán cho hắn ta là “tuyệt vô nhân đạo”.  Lúc đó người viết quên rằng so với những tay chính trị tàn khốc  khác thì vô nhân đạo là chuyện thường.  Vô tình để cho cái đầu của Hồ Chí Minh mọc lại lần nữa.

Tháng 4 năm nay, CSVN lại đưa tư tưởng Hồ Chí Minh ra làm chỉ đạo cho cuộc “Hòa hợp hòa giải dân tộc”, người viết ngạc nhiên vì ngày nay cái tư tưởng vô nhân đạo lại được đem ra tôn thờ.  Bắt buộc người viết phải đưa lên báo Tổ Quốc một bài viết với tựa đề rõ ràng là “Hồ Chí Minh tuyệt vô nhân đạo”, cùng với câu kết luận thật rõ ràng :

“Ngày nay vẫn còn có người cho rằng ông Hồ Chí Minh vô tội trong vụ Cải cách ruộng đất.  Họ cho rằng ông hoàn toàn không hay biết về những hành động tàn ác của các cán bộ Cọng sản;  bằng chứng là ông đã khóc trước dân chúng khi ông đứng ra thú nhận sai lầm của cấp dưới trong cải cách ruộng đất.

Nhưng chính những giọt nước mắt đó đã khiến cho lịch sử có thêm bằng chứng để khẳng định HCM là một tay cực lưu manh” ( Trình diễn khóc bịp trước công chúng ).

Thế rồi ngày 1-9 năm nay lại đọc được tin Thủ tướng CSVN “dâng hương tưởng niệm” con người cực lưu manh đó (sic).  Và ngày 10 tháng 9 vừa qua ông Nguyễn Quang Duy lại bực tức đưa ra bài viết của ông một lần nữa để nhắc lại HCM là một tay không đáng tôn thờ.

Thực ra so với lời lẽ tố điêu lưu manh của Hồ Chí Minh mà chém bằng lý luận trí thức như ông Nguyễn Quang Duy thì không ăn thua.  Các cháu trong nước cứ hỏi người viết rằng tội ác của bà Năm quá trời như thế thì giết là đáng rồi, thế sao ông Nguyễn Quang Duy lại bênh vực bà Năm?

Cái mấu chốt là ông Duy, người viết và những người cùng thế hệ đều biết ngay bài viết của Hồ Chí Minh là hoàn toàn bịa đặt;  thậm chí ngược lại, nghĩa là bà Năm tạo ra công ăn việc làm cho những nạn nhân của nạn đói 1945 , kiếm việc nuôi sống những trẻ em mồ côi; và che chở cho những người làm cách mạng chứ không hề làm hại những người đó…Nếu mà làm hại thì ngay từ năm 1945 Trường Chinh đã thịt bà Năm rồi.  Có đâu lại vui vẻ lui tới ăn cơm của bà từ 1946 đến 1953 ? Có đâu sau này Lê Đức Thọ lại gởi thư xin lỗi gia đình bà Năm ? ( Huy Đức, Bên Thắng Cuộc ).

Tai hại là thanh niên ngày nay hay những người chưa từng đọc Hoàng Tùng, Nguyễn Quang Duy vẫn nghĩ rằng có lẽ “Địa chủ ác ghê” là sự thật, chẳng qua là “cách mạng” phóng đại lên gấp hai, gấp ba mà thôi; vẫn tin rằng Hồ Chí Minh không biết là đã có giết oan, bằng chứng là bác ta đã khóc khi đứng ra xin lỗi trước dân chúng.

Lẽ ra các bài “chém” Hồ Chí Minh nêu trên phải được đặt một tựa đề cụ thể là “Lật mặt lưu manh của Hồ Chí Minh” mới đủ mạnh để đánh bạt được niềm tin cuồng tín của công chúng.  Hắn ta không phải là Rồng ( người quân tử ) cho nên chém hắn bằng đao Đồ long ( lời lẽ lịch sự ) thì không hiệu quả;  mà phải dùng mã tấu, tức là dùng cái thứ vũ khí đã đưa hắn ta lên đài danh vọng.

Hắn ta đã dùng giọng “tố điêu” để giết oan hằng chục vạn dân chúng.  Nay muốn lật mặt của hắn thì hẵn nhiên phải dùng giọng lưu manh thì mới xong !

BÙI ANH TRINH

Một bình luận về “TRẢM HỒ CHÍ MINH KHÔNG NÊN DÙNG ĐAO ĐỒ LONG”

Bình luận

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.